Cephalopholis panamensis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cephalopholis panamensis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Cephalopholis
Loài (species)C. panamensis
Danh pháp hai phần
Cephalopholis panamensis
(Steindachner, 1876)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Serranus panamensis Steindachner, 1876

Cephalopholis panamensis là một loài cá biển thuộc chi Cephalopholis trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1876.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được đặt theo tên gọi của quốc gia Panama, nơi có vùng biển mà mẫu định danh được thu thập.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. panamensis được phân bố dọc bờ Đông Thái Bình Dương, từ vịnh California trải dài đến Ecuador, bao gồm các hòn đảo, quần đảo ngoài khơi như quần đảo Marías, quần đảo Revillagigedo, quần đảo Galápagos, đảo Malpelođảo Cocos.[1]

C. panamensis sống tập trung trên rạn viền bờbờ biển đá đến ít nhất là 80 m.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở C. panamensis là 39 cm.[3] Cá trưởng thành có màu nâu xám với các vạch đen bao quanh cơ thể. Đầu có nhiều chấm cam, sau mắt có một đốm lớn màu lục sẫm. Vây lưng mềm có sọc trắng dọc gốc vây. Cá con màu lam xám, gáy và vùng lưng trước có màu vàng lục. Đầu có nhiều đốm cam. Vây đuôi có viền đen.[4]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 14–15; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 17–18; Số vảy đường bên: 48–49.[5]

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. panamensis là các loài cá nhỏ và và động vật giáp xác.[3]

C. panamensis là loài lưỡng tính tiền nữ và có thể sống đến 11 năm. Mùa sinh sản diễn ra vào lúc trăng tròn từ tháng 5 đến tháng 9, đỉnh điểm là vào tháng 7 đến tháng 8vịnh California.[6]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

C. panamensis từ lâu đã được coi là một loài có giá trị thương mại thấp với sản lượng khai thác chủ yếu đến từ hoạt động câu cá giải tríđánh bắt thủ công.[1][5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Erisman, B. & Craig, M. T. (2018). Cephalopholis panamensis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T132733A100456815. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T132733A100456815.en. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 5)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cephalopholis panamensis trên FishBase. Phiên bản tháng 2 năm 2024.
  4. ^ D. R. Robertson & J. Van Tassell (2019). “Species: Cephalopholis panamensis, Pacific graysby, Panama graysby, Panamic graysby”. Shorefishes of the Greater Caribbean online information system. Smithsonian Tropical Research Institute. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b Phillip C. Heemstra & John E. Randall (1993). “Cephalopholis” (PDF). Vol.16. Groupers of the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). Roma: FAO. tr. 53. ISBN 92-5-103125-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Erisman, B. E.; Craig, M. T.; Hastings, P. A. (2010). “Reproductive biology of the Panama graysby Cephalopholis panamensis (Teleostei: Epinephelidae)” (PDF). Journal of Fish Biology. 76 (6): 1312–1328. doi:10.1111/j.1095-8649.2010.02567.x.